hay còn gọi là Lễ hội ra đồi - cầu mùa của đồng bào dân tộc Nùng. Đây là một Lễ hội mang nét văn hóa đặc sắc, tích tụ hồn cốt của đồng bào người dân tộc Nùng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Các lễ hội ngày 28 tháng 3 Âm Lịch - Lễ Hội Oóc Pò

Các lễ hội ngày 28 tháng 3 Âm Lịch - Lễ Hội Oóc Pò

Lễ Hội Oóc Pò

Thời gian: tổ chức vào ngày 28 tháng 3 âm lịch.

Nội dung: Lễ hội Oóc Pò hay còn gọi là Lễ hội ra đồi - cầu mùa của đồng bào dân tộc Nùng. Đây là một Lễ hội mang nét văn hóa đặc sắc, tích tụ hồn cốt của đồng bào người dân tộc Nùng, nên trải bao đời nay, Lễ hội Oóc Pò được đồng bào lưu truyền như vật báu của tổ tiên, từ đời này sang đời khác, không cải biến, cứ chân chất nguyên bản gốc truyền thống, bởi Lễ hội Oóc Pò đã thâm sâu vào huyết mạch của mỗi người con dân tộc Nùng từ thuở ấu thơ. Lễ hội được tổ chức vào ngày 4 Tết hằng năm. Nhưng từ trước Tết Nguyên đán mươi hôm, bà con dân làng đã hội họp, phân công nhau làm các công việc chuẩn bị. Trong lúc các trai làng vạm vỡ được phân công nhau đi tìm cây mai non, cao 12 mét, tượng trưng cho 12 tháng trong năm, mà phải là cây mới ra lá để làm cây nêu, thì các cô gái chuẩn bị gạo, muối làm quả còn ngũ sắc; các cụ già làm hình bán nguyệt treo trên đỉnh cây nêu. Và trên 1 thảm ruộng, 2 chàng trai khỏe mạnh của làng là Lâm Văn Hoa; Lâm Minh Tuấn mặc áo cà sa, tay cầm mảnh vải đỏ có hình tam giác tập lại điệu múa Khuẩy Slư. Động tác uyển chuyển, linh hoạt như người đang múa võ trên xới ngày hội đầu Xuân. Xung quanh Hoa và Tuấn còn có 12 trai, gái mang trang phục truyền thống dân tộc Nùng múa điệu Khẩu Siều. Điệu Khuẩy Siều vừa hết, mọi người lại chuyển sang  điệu Xiên Tâng và lặp lại 2 điệu múa này một cách linh hoạt, uyển chuyển.

Cũng từ trước Tết Nguyên đán, từ các ngôi nhà sàn, tiếng người í ới gọi nhau mổ chung lợn Tết, ngâm gạo, làm bánh, các dòng họ Hoàng, Lâm, Chu, Lý, Nguyễn, Lăng… trong làng nhắc nhau chọn con gà trống đẹp mã, tốt cựa và chai rượu, chút gạo nếp làm xôi để ngày chính lễ (mùng 4 Tết) mang ra đình kính dâng lên Thành hoàng. Khi bà con dân làng mỗi người một việc, thì ông Toòng mở chiếc hòm riêng của mình, lấy ra bộ đồ mặc khi làm lễ, gồm áo the, khăn xếp và chiếc quần màu trắng để xem lại, chuẩn bị cho ngày quan trọng nhất của làng trong năm. Theo tâm niệm của đồng bào Nùng, hôm ấy (ngày làm Lễ), ông Toòng, người làm thầy mo, thầy tào sẽ là người đại diện cho dân làng tiếp các vị vua trên trời, nên trang phục không thể mặc áo vàng dài của thầy mo, không mặc áo xanh và áo cà sa của thầy tào. Ở làng Tân Đô, trước ông Toòng có ông Hoàng Văn Xẩy, trước ông Xẩy có ông Lâm Văn Hẻn… làm chủ tế trong Lễ Oóc Pò tại đình làng Tân Đô.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Lễ Hội Oóc Pò Lễ Hội Oóc Pò tại dân tộc nùng các lễ hội trong tháng 3


chỉ mèo Bổ Giai ma giac mo bói tiền tài HÃ chu dich chinh Người tuổi Tỵ mỹ phật giáo anh Kỷ Tỵ tuổi Tân Hợi Sơn đầu Hỏa mơ bị bắt cóc thuật xem bói con giáp thi đỗ Que quan am Bể năm mới may mắn tử vi của Trương Lương và Hàn Tín tu vi Đặt tên cho con hợp phong thủy 2016 xem tuổi để mua đất đại Gia lúm đồng tiền mâm ngũ quả Ä an nội thất phụ nữ ngoại tình Luân trí phạm thói xem phong thuy văn khấn chuyển bàn thờ tuổi thìn mệnh mộc ngày sinh cung xử nữ nam và thiên bình nữ xem tu vi luong cung song ngư và tình yêu co sở nguyện thành tâm các nhóm máu Sao Điếu khách lăng Hội Làng An Thái tứ hóa